photo 620514_406114756139245_506782756_o_zps298d023e.jpg A DI DA PHAT * HOA KHAI KIẾN PHẬT * A DI DA PHAT * HOA KHAI KIẾN PHẬT * A DI DA PHAT * HOA KHAI KIẾN PHẬT * A DI DA PHAT * HOA KHAI KIẾN PHẬT * A DI DA PHAT * HOA KHAI KIẾN PHẬT * A DI DA PHAT *

Thứ Tư, 20 tháng 2, 2013

Sang Czech (Tiệp Khắc cũ)… nhớ đi chợ Sapa



Thống béo sang thăm  chợ Sapa  CZECH năm 2010

(VOV) - “Sang Czech, nhớ vào Trung tâm thương mại Sapa nhé! Sang để xem chợ người Việt mình được Tây đón nhận như thế nào”
Lời nhắn nhủ của anh bạn từ 2 năm trước, giờ tôi mới có dịp thực hiện.
Đã từng rong ruổi khắp dải biên giới Việt Nam, thăm thú nhiều chợ người Việt trên đất bạn, nhưng có lẽ Trung tâm thương mại Sapa tại Cộng hòa Czech là một trong những “chợ” độc đáo nhất mà tôi từng đặt chân tới.
Sapa được biết đến như một Hà Nội thu nhỏ, “thành phố” riêng của người Việt Nam tại trái tim châu Âu – Prague. Những người Việt Nam, nói một cách hơi cường điệu, thì có thể sống cả đời ở đây vì ngoài hoạt động kinh tế sầm uất người ta có thể tìm thấy bất kỳ thứ gì họ cần.

 ở chợ Sapa có thể tìm thấy đầy đủ quần áo bàn sỷ và lẻ


Các mặt hàng tiêu dùng

Trung tâm Thương mại Sapa gồm nhiều dãy nhà nằm giữa khoảng đất trên một ngọn đồi ở Prague 4. Đến Trung tâm Thương mại Sapa, tôi có cảm giác đang ở đâu đó ở Việt Nam, vì tất cả biển hiệu cửa hàng đều viết bằng tiếng Việt, và xung quanh hầu như chỉ nghe người ta trao đổi bằng tiếng Việt. Giữa Trung tâm Sapa có một khu vực gắn bảng thông báo, đầy ắp các thông tin, từ cáo phó về người thân của một tiểu thương trong chợ, thông báo về một sự kiện, hoạt động trong cộng đồng cho đến các thông tin về việc làm, thuê người giúp, dạy tiếng Anh, tiếng Czech. Sách báo tại đây có nhiều tờ báo tiếng Việt do cộng đồng người Việt tại Czech phát hành.
Nhịp sống tại trung tâm thương mại luôn nhộn nhịp, hối hả. Từng đoàn xe chở hàng nối đuôi nhau vào ra. Len lỏi trong trung tâm, tôi thấy người Việt Nam còn mang sang Czech đủ các mặt hàng như đồ gia dụng, bánh kẹo, quần áo may sẵn, cả hoa quả và nhiều loại thực phẩm tươi sống khác nhau.
Tôi chợt nhớ đến một nhận xét: “Hàng hoá không có chân, nhưng nó bơi lội, leo trèo luồn lách tài lắm, có bao nhiêu lạch nước, con đường thì cũng bấy nhiêu con đường để hàng hoá đi lại”. Dòng hàng hoá giờ đã chảy thành sông, còn mạch ngầm giao lưu đã được tạo ra như thế nào?

Các dịch vụ văn phòng

Tại Sapa, tôi gặp rất nhiều người Việt-họ đã tạo ra những mạch nước nhỏ góp vào dòng sông hàng hoá. Chị Nguyễn Tuyết Hạnh-chủ cửa hàng thực phẩm cho biết, đã sang Czech được 18 năm, lúc đầu chị kinh doanh quần áo và đồ dùng gia đình, sau chuyển sang kinh doanh hàng thực phẩm, bánh kẹo. Hàng chị nhập chủ yếu từ châu Á, trong đó có cả hàng Việt Nam. Chị Nguyễn Tuyết Hạnh cho biết thêm, cuộc sống của chị cũng như nhiều hộ kinh doanh khác ở Trung tâm thương mại Sapa khá ổn định. Người Czech rất thân thiện. “Đó là yếu tố rất thuận cho người Việt Nam mình, cho cộng đồng người Việt Nam mình. Vả lại người Việt sống rất hòa đồng lại chăm chỉ làm ăn nên người Czech cũng tôn trọng mình. Ở đây, những người chăm chỉ, chịu khó làm ăn thì đều có cuộc sống và thu nhập tốt. Hai năm trở lại đây, kinh doanh hàng thực phẩm có lợi thế hơn các loại hàng hóa khác vì ít cạnh tranh…”- chị Hạnh nói.

 Hàng hóa Tiêu dùng


Ở Sapa, còn có đến hàng trăm hàng kinh doanh hàng thực phẩm. Đa số được nhập từ Việt Nam. Chị Hằng- chủ quầy hàng thực phẩm Tâm Hằng cho biết, lúc đầu mục đích của chị chỉ là mở cửa hàng để phục vụ bà con người Việt- những người sống xa quê các mặt hàng lương thực quen thuộc từ quê nhà. Nhưng sau thấy người Czech vào mua nhiều chị đã mở rộng cửa hàng. Cửa hàng chị còn phục vụ món bánh cuốn Thanh Trì cổ truyền được mọi người rất ưa thích. Khi hỏi về thu nhập, chị nhỏ nhẹ: “Cũng kiếm ăn được chị ạ. Những ngày giáp Tết cổ truyền Việt Nam, cửa hàng của tôi lại càng tấp nập người đến mua sắm. Người mua gạo, người mua lá dong, mứt và đào… Thấy bà con mình mua sắm tôi cũng thấy phấn khởi vì như vậy chứng tỏ bà con chưa quên cái Tết của người Việt”.



Đến đây, những người Việt xa xứ còn có thể dễ dàng tìm thấy cho mình hương vị quê nhà như một bát bún ngan, bún cá rô rau cần hay một bán cháo lòng nóng hổi… Những quán ăn, nhà hàng là một trong những lý do chính hấp dẫn những người Czech ghé thăm khu trung tâm thương mại này, từ nhà hàng sang trọng đến quán ăn nhỏ hay chỉ là các quán ăn di động, thứ gì cũng có. Tại nơi đây chỉ cần vài korun là có thể thưởng thức hương vị ẩm thực vô cùng độc đáo, chính hiệu của người Việt Nam.
Anh Phạm Dũng- chủ nhà hàng Ngan Dũng Liên cho biết: “Tôi mở quán này ngày 5/2005 và đến nay đã khẳng định được thương hiệu ngan Việt trong hệ thống ẩm thực trên đất Czech này”. “Trước đây, người Czech hay ăn món ngan của Trung Quốc, nhưng từ sau khi phóng viên tờ Black- tờ báo nhiều độc giả của Czech đến Sapa thưởng thức món ngan của tôi và có bài viết đánh giá cao hương vị đồng thời khẳng định đây là món ăn “Made in Vietnam”. Quán của tôi đã dần đông khách. Có những ngày tất bật từ sáng đến hơn 23 h đêm. Làm ăn trên đất bạn, điều tôi rút ra là mình phải tuân thủ luật pháp của họ. Kinh doanh nhà hàng như tôi, tuyệt đối phải giữ vệ sinh”.
Như chứng thực lời anh Dũng, một thực khách người Czech- anh Loran cho biết: “Tôi đã ăn ở quán này suốt ba năm nay. Tôi cũng đã từng ăn nhiều món ăn chế biến từ ngan, nhưng các món ăn của nhà hàng Dũng-Liên là ngon nhất, và đúng chất Việt Nam”.
 Món bánh mỳ hấp đặc sản của Czech


“Chợ” Sapa ở Prague không chỉ là một Trung tâm thương mại mà còn là một điểm hẹn cho hàng ngàn người Việt Nam, là nơi để họ tổ chức những sự kiện quan trọng trong cộng đồng như đám cưới, sinh nhật hoặc các hoạt động văn hóa.
 Thủ đô Praha tuyệt vời nổi tiếng với nhiều nóc nhà thờ nhất thế giới

 Một của hàng lưu niệm trong phố cổ Praha


Cầu tình yêu

Rời các quầy hàng, quán ăn, đi một vòng quanh trung tâm tôi còn bắt gặp các câu lạc bộ thể thao, trung tâm dạy tiếng Việt, tòa soạn báo, thậm chí ngay giữa trung tâm còn có một ngôi chùa mang tên Vĩnh Nghiêm… Quả không ngoa khi nói rằng “Sapa là thế giới thu nhỏ của người Việt” và trong lòng không khỏi cảm phục những người xây dựng trung tâm này.
Anh Hiện- thành viên Hội người Việt Nam tại Czech cho biết: “Sapa là nơi kiếm sống, cũng là nơi sinh hoạt cộng đồng của gần 7.000 người Việt Nam, hiểu như vậy cũng không có gì sai”.
Anh Hiện còn khích lệ: “Hay em sang gặp anh Thắng- Chủ tịch Hội Người Việt tại Czech mà “khai thác”, chắc khối chuyện hay đấy”.


 Thành phố điện ảnh nổi tiếng thế giới Karlovy vary

Nước khoáng tốt nhất trong lòng đất phun ra

Nước khoáng trong lòng núi Phun ra


ở đây khách du lịch có thể nếm mua các loại rượu ngâm thảo dược ngon nhất thế giới và bier,rượu của các nước ngon nổi tiếng .

Trao đổi với chúng tôi về ý tưởng xây dựng Trung tâm thương mại Sapa, ông Hoàng Đình Thắng- Chủ tịch hội người Việt Nam tại CH Czech cho biết: “Khu đất được chúng tôi mua từ năm 1999, rộng 35 ha. Chúng tôi mua khu đất này với ý tưởng làm sao xây dựng một trung tâm thương mại, trong đó còn là trung tâm giao lưu văn hóa thể thao, hay là một địa chỉ tin cậy của người Việt Nam tại CH Czech. Tên gọi Sapa được chúng tôi chọn lựa từ rất nhiều cái tên vừa đáp ứng được tiêu chí Việt Nam lại phát âm dễ đối với người Czech”.
Hàng pha lê của Tiệp nổi tiếng khắp thế giới

Suối nước nóng được chảy ra và là nơi tắm suối nước nóng chữa bệnh cho du khách.

Ông Thắng khẳng định “sự tồn tại và phát triển của Sa Pa đã được các bạn Czech thừa nhận. Người Việt Nam kinh doanh tại Sa Pa, là những người đã biết thị trường Czech, đã va chạm với thị trường Czech. Và điều quan trọng nhất là họ rất biết phong tục, nguồn gốc hàng hóa châu Á nói chung cũng như ở Việt Nam nói riêng. Trong khó khăn chung của cuộc khủng hoảng kinh tế, dĩ nhiên những người kinh doanh ở đây cũng gặp khó khăn nhưng tôi tin với sự cần cù, chịu khó của người Việt cùng sự đoàn kết trong cộng đồng, chúng tôi sẽ cùng nhau vượt qua được. Kết quả kinh doanh đó sẽ nâng mối quan hệ về thương mại giữa Việt Nam và cộng hòa Czech”.

Loại bánh mỳ nhỏ ngon nổi tiếng châu âu Rohlicky.

Câu chuyện làm ăn của bà con không chỉ dừng lại ở Sapa, đã có rất nhiều người thành đạt quay trở lại Việt Nam đầu tư.
Theo ông Hoàng Đình Thắng, có đến 90% doanh nghiệp người Việt đang sinh sống làm ăn tại CH Czech đem tiền đầu tư về quê hương. “Số vốn họ rót về Việt Nam tôi không biết cụ thể vì đó là bí mật kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng theo tôi được biết, có nhiều doanh nghiệp đã đầu tư về Việt Nam quá nửa số vốn mà họ có. Tôi cho rằng đó là hướng đi rất đúng. Thứ nhất là đầu tư vào Việt Nam đang là cơ hội và điều quan trọng nhất đấy là quê hương mình”.

bên trên quảng trướng Con Ngựa

Và còn một điều rất đáng mừng, theo anh Hoàng Đình Thắng, ở Czech, số người Việt Nam sống bất hợp pháp gần như không có. Hơn nữa, cộng đồng bà con người Việt tại đây rất thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Hội người Việt Nam tại Czech là một tổ chức phi Chính phủ tự nguyện, cũng liên tục tổ chức hội thảo, các cuộc gặp gỡ cơ quan Chính quyền của nước sở tại nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho bà con kinh doanh thuận lợi, trên cơ sở chấp hành luật pháp nước sở tại.

  trên cầu Tình yêu với dòng sông thơ mộng

  Thành Phố nhỏ Litvinow rất tuận lợi giao thông


Praha

Theo con số thống kê mới nhất, trao đổi thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Czech năm 2012 đạt 242,1 triệu USD, tăng 10,1% so với năm 2011 và là mức cao nhất từ trước đến nay.
Năm 2012, cộng đồng doanh nghiệp Cộng hòa Czech đã đưa Việt Nam vào danh sách 12 quốc gia mà Cộng hòa Czech sẽ ưu tiên thúc đẩy phát triển hợp tác thương mại, đầu tư.
Rời Sapa, chúng tôi có chung một tâm trạng, vui mừng, phấn khởi và cùng hy vọng với những thuận lợi đã có, cộng đồng bà con người Việt tại Sapa sẽ tiếp tục góp phần nâng mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và cộng hòa Czech./

 Biên giới Germany và Czech




Hồ Văn Thống Sưu Tầm.

Thứ Ba, 19 tháng 2, 2013


Quán Thế âm Bồ Tát


Quán Thế âm Bồ Tát.
S: Avalokitesvara.
Một vị Bồ Tát lắng nghe âm thanh của thế gian,có nghĩa là Ngài quán xét tiếng kêu đau khổ của chúng sanh ở thế gian mà đến cứu giúp hóa độ.Lại do ngài quán chiếu thâm sâu mà giác ngộ tự tại cứu độ chúng sanh nên cũng gọi ngài là Bồ Tát Quán Tự Tại.
Ngài là hiện thân của đức Từ Bi.Các Phật tử thường niệm danh hiệu của Ngài là:(Nam Mô đại từ đại bi cứu khổ cứu nạn linh cảm  Quán Thế âm Bồ Tát).Chỗ nào có chúng sanh khổ đau là có Ngài hiện thân đến đấy:Có lúc Ngài hóa thân người nữ độ đời,nên người ta gọi Ngài là Phật bà.Ngài là vị Bồ Tát được tôn sùng phổ biến ở các nước Phật giáo đại thừa.Trụ sở của Ngài là Quan âm tịnh độ(S Potalaka).
Tượng Ngài có hình dáng người phụ nữ để tượng trưng cho tình thương của một bà mẹ hiền.Ngài đứng trên hoa sen,tay cầm một cành Dương Liễu,để tiếp dẫn chúng sanh và bình nước cam lồ để rưới tắt các phiền não.Cành dương liễu tượng trưng cho đức nhẫn nhục,nước cam lồ tượng trưng cho  tâm từ bi,ở Tây Tạng,người ta tin rằng vị giáo chủ đại La Lạt Ma là hiện thân của Bồ Tát Quán Thế âm.


Người ta còn tạc tượng Ngài với Nghìn mắt và Nghìn tay 11 khuôn mặt để biểu trưng cho thần lực lớn của Ngài có thể cứu độ chúng sinh trong mọi hoàn cảnh.
Trong Phẩm Phổ Môn có câu Diệu:
Diệu âm Quán Thế âm
Phạm âm Hải Triều âm
Thị cố tu thường niệm.
Dịch:
Tiếng mầu nhiệm,tiếng của người nghe lời kêu đau thương của cuộc đời.
Tiếng tôn quý,tiếng hải triều
Tiếng siêu việt mọi thứ tiếng trong thế gian
Ta hãy thường quán niệm tiếng ấy
Nam Mô đại Từ đại Bi Quán Thế âm Bồ Tát(S: Namu Mahakarunà Avalokitésvara Bodhisattva).
Quán Thế âm là vị Bồ Tát biểu hiện nguyện lực cứu độ chúng sanh của Phật A Di DA.Lòng từ bi vô lượng của ngài thể hiện trong năng lực huyền diệu cứu giúp mọi chúng sanh trong lúc hiểm nguy cầu cứu đến Ngài.Tín ngưỡng dân gian tin rằng Ngài bảo hộ tai họa thiên nhiên và hay được phụ nữ không con cầu tự.
Có khi thấy trên tay Ngài cầm hoa sen màu xanh,vì vậy Ngài cũng có tên là Liên Hoa Thủ (S:Padmapäni).
Đức Quán Thế âm là một vị Bồ Tát được người á châu (Việt Nam,Trung Hoa,Tây Tạng,Nhật Bản,đại Hàn) Phụng thờ trang nghiêm,sùng kính rất sâu xa.


Người Việt Nam và người Trung Hoa tạc tượng đức Quán Thế âm dưới hình thức một người nữ để tượng trưng lòng từ bi,Người Tây Tạng tạc tượng Ngài hình người Nam tượng trưng cho sức mạnh kiên cố,oai dũng để trấn áp tà ma quỉ dữ.


Tượng Quán Thế âm còn được tạc tượng có ngàn tay ,ngàn mắt(thiên thủ,thiên nhãn) diễn tả oai lực của bồ tát,chỗ nào Ngài cũng thấy,nơi nào Ngài cũng tới để đưa tay cứu vớt.
Chúng ta lễ bái tượng Quán Thế âm thì phải luôn luôn ghi nhớ hai đức tính của Ngài là nhẫn nhục và từ bi để đem áp dụng vào bản thân chúng ta.
Trong kinh Pháp Hoa phẩm Phổ Môn thứ 25 có nói rõ về những hạnh nguyện của Bồ Tát.

Các Phật tử trì tụng danh hiệu của Ngài trong ngày lễ
Vía Quán Thế âm Bồ Tát.

Thiền hành trì tụng Danh hiệu đức Phật A Di Dà trong
ngày lễ Vía Quán Thế âm Bồ Tát

(Ngoài việc niệm danh hiệu Quán Thế âm Bồ Tát để cầu an,thoát khổ nạn,chúng ta còn niệm danh hiệu Ngài để cầu siêu nữa.Kinh Vô lượng Thọ còn nói rõ là ở Tây Phương cực Lạc có đức Phật A DI DA và hai vị Bồ Tát đức Quán Thế âm đứng bên tả,đức đại Thế chí Bồ Tát đứng bên hữu,cả ba vị lúc nào cũng sẵng sàng phóng quang tiếp dẫn tất cả những chúng sanh về cõi Cực Lạc và đã niệm Phật đến chỗ Nhất Tâm Bất Loạn,tín,nguyện,hạnh đầy đủ).


Tác giả : Minh Tâm
Viên Hiền biên soạn


Nam Mô A Di Dà Phật.




Thứ Tư, 13 tháng 2, 2013

ý nghĩa Phật A DI DA.


Phật A Di Da



A là Mẫu tự đầu tiên trong 12 mẫu tự của tiếng Phạn.
Chữ A có nghĩa là ….Vô,Phi,Bất,(chẳng phải,chẳng).
Như A Di Dà Phật (Amitabha-Budaha)= Vô lượng thọ Phật.
(Vua) A Dục (Asoka)=Vô ưu).
A-Di-Da (Phật)
Amitäbha-Budha
Amita-Buddha
Một trong những vị Phật quan trọng  của Phật giáo đại thừa.Ngài được tôn thờ trong các ngôi chùa Tịnh độ tông tại Trung Quốc ,Việt Nam,ấn độ và Nhật Bản.
Phật A DI DA là một vị Phật làm giáo chủ ở cõi …Tây phương Cực Lạc ,Danh hiệu Ngày có ba nghĩa.
1,Vô Lượng Quang(s:/Amitäbha) ánh sáng vộ lượng.Biểu tượng cho hào quang trí tuệ viên mãn của Ngài chiếu khắp các thế giới.
2,Vô Lượng Thọ:( Amitäyus): thọ mạng Ngài lâu không lưỡng kể,ám chỉ Pháp thân
Đời sống vĩnh cửa ,biểu tượng của đại định,hay còn gọi là giải thoát thân ..(vimuktikäya).
3,Vô lượng công đức.
Ngài biểu hiện cho từ bi và trí tuệ,Ngài có phát 48 lời nguyện rộng lớn cứu độ tất cả chúng sanh,trong đó có lời nguyện tiếp dẫn chúng sanh nào hướng niệm đến Ngài ( Nam Mo A Di Da Phật) đều được vãng sanh về cõi Tịnh độ.Theo quan điểm Thiền Tông .Phật A DI DA là chỉ cho tự tánh thanh tịnh sẵn có nơi mỗi chúng ta.Phật A DI DA  tức là tự tánh Di đà tâm thanh tịnh tự mình sẵn có,bất sanh bất diệt(Vô Lượng Thọ),tánh giác hằng sáng suốt (Vô Lượng Quang).Phật ở nơi mình chứ không ở một nơi nào khác.Không còn vọng tưởng (nhất Tâm bất loạn),tâm mình đã tịnh thì độ cũng tịnh,thấy được tịnh độ.
Với ý nghĩa danh hiệu như vậy Phật A DI DA tượng trưng cho sự sống vĩnh cửu và giải thoát hoàn toàn khỏi sự khổ đau.
Tượng của Ngài thường được vẽ bằng màu đỏ,tượng trưng cho màu mặt trời lặn ở phương tây.Trong chùa có khi thờ tượng Ngài ngồi ở chính giữa,Bồ Tát đại Thế Chí đứng bên phải và Bồ Tát Quán Thế âm đứng bên trái.
(Tam Tôn).Việc thờ phượng Phật A DI DA diễn bày một điểm ngoặt ,điểm rẽ quan trong quá trình phát triển của đạo Phật,đó là việc giải thoát không bằng tự lực mà dựa vào tha lực bằng phép niệm A DI DA PHAT.Nhất là lúc lâm chung,để được vãng sanh vào một bông sen ở cõi tây phương Cực Lạc.
Có tượng Phật A DI DA đứng một tay duỗi xuống và một tay nâng ngang ngực,tay duỗi xuống có ý nghĩa là chờ đợi các chúng sanh để tiếp dẫn về cõi Tây Phương Cực Lạc.Một tay nâng lên tượng trưng cho sự nâng đỡ bốn quả thánh.(tứ thánh quả)..(Nam mo a Di đà Phật= Namo Amitabhäya Buddh)


Trụ trì chùa Viên giác Thầy Thích Hạnh Tấn.

Thứ Ba, 12 tháng 2, 2013


Quan niệm ăn chay trong đạo Phật


Thống béo (Viên Hiền) là Phật Tử đã ăn chay trường ,vì thấy việc ăn chay trường đem lại cho thân và tâm nhiều lợi lạc trong việc tu tập Phật Pháp ,và nhất là giữ gìn sức khỏe cho chính bản thân chúng ta,ngày trước chưa ăn chay Thống thường hay bị đau đầu ,mệt mỏi,bệnh tiểu đường,huyết áp,mỡ gan ,mỡ trong máu đều cao rất nguy hiểm cho tánh mạng,từ ngày ăn chay thì các bệnh tình đều thuyên giảm rất nhanh chóng,Thân tâm càng ngày càng hoan hỉ ,sức khỏe càng ngày càng trẻ và đẹp trai hẳn ra,cho nên nhất định chia sẻ lợi lạc và phước báu này đến cho tất cả muôn người biết đến ...


ăn chay là ăn các món không có sinh mạng,ăn các loại thảo mộc như rau cải,hoa quả,ngũ cốc.Không ăn những loại món ăn thuộc loại động vật như thịt,cá...Là những lòai Hữu tình cũng muốn sống sợ chết như loài người.Từ (ăn chay),ban đầu từ chữ Trai giới tức là ăn đúng ngọ,giữ gìn một số răn cấm như Phật Tử Từ tu Bát Quan Trai,ý nghĩa của ăn chay là phương tiện để tu tập,tăng trưởng,nuôi dưỡng lòng từ bi và đức hiếu sinh đối với mọi loài động vật,bỏ dần tâm sát sanh,bớt dục vọng,phát triển tinh thần bảo vệ sự sống.Sợ giết lầm tổ tiên,ông bà ,cha mẹ,bà con quyến thuộc của chúng ta từ vô lượng kiếp.Nếu biết chuyển hóa tâm trong sạch thì việc ăn chay mới đầy ý nghĩa.Thành ngữ Việt Nam có câu ( ăn mặn nói ngay,còn hơn ăn chay nói dối) có nghĩa là mặc dù ăn chay nhưng lại có những hành động bất chánh,nói lời dối trá,ý nghĩ ,tâm bất thiện thì cũng vô ích.
ăn chay có hai cách.
1:ăn chay trường:    tức là ăn chay trọn đời,Không bao giờ ăn mặn,nói đúng ra là (ăn mạng) Coi đó là một phương cách tu tập cho cả đời.Những cư sỹ tại gia muốn thọ Bồ Tát giới thì điều tiên quyết là phải phát nguyện ăn chay trường.


2:ăn chay kỳ:    Nghĩa là trong một tháng người Phật tử nguyện ăn vài ngày (10 ngày,6 ngày ,4 ngày,2 ngày)Hoặc trong một năm nguyện ăn vài tháng.
Bất hại(s.p: ahimsä).Không sát hại mạng sống các sinh vật,là một trong những đức hạnh quan trọng nhất trong đạo Phật.
ở Nhật Bản người ta không đặt tên các món ăn chay bằng tên đồ mặn.
Giới thứ nhất trong ngũ giới là không được sát sanh,không tán thành sự sát sanh và  kẻ khác sát hại.Vì chúng sanh loài nào cũng muốn sống và sợ chết.Việc tránh không sát hại sanh mạng các loài thú vật là một nguyên tắc đặc thù của Phật giáo.Một người Phật Tử không nên hành nghề đồ tể,đó là chánh mạng,Tuy vậy trong truyền thống Phật giáo Nam Tông các vị xuất gia,chư Tăng,Ni,được phép ăn thịt với ba điều kiện của Tam Tịnh Nhục,mặt khác tuy không ăn chay,nhưng một con người cũng có thể có tâm từ bi bác ái,không bạo động và đạt được giác ngộ.



đạo Phật tuy không bắt buộc các Phật Tử ăn chay,nhưng đạo Phật khuyến khích Phật Tử nên ăn chay,ăn chay là một nét đặc sắc của đạo Phật,Phát xuất từ lòng từ bi đối với tất cả mọi loài hữu tình.



ăn chay là một biện pháp giúp cho mình  thanh lọc thân tâm trong sạch,làm sạch thân và tâm,nhất là cái tâm,Chay đi với Tịnh,nhằm chỉ nẻo lương thiện lên chỗ thanh tịnh của đời sống,ăn chay là một động tác nhắc cho người ta chí nguyện vươn lên .


Lợi ích của việc ăn chay là nhờ đó mà lòng thương chúng sanh trong tâm ta càng ngày càng phát triển thành chân thật,có thật,trong ta đã phát lên ngọn lửa từ bi...                                                         xin chân thành cảm ơn tác giả bài viết Tâm Tuệ Hỉ.

Viên Hiền biên soạn.

Thứ Hai, 4 tháng 2, 2013

               Ý nghĩa kinh hành  và chữ Namo  .


Vừa đi niệm Phật

Miệng niệm tai nghe

Bước đi thật đều
Không nên lật đật.
...
NAM MO A DI DA PHAT
NAM MO A DI DA PHAT
NAM MO A DI DA PHAT.

Kinh hành là đi vòng quanh điện Phật để niệm Phật. Đây cũng là một phương pháp rất tốt. Vừa lợi ích cho sức khỏe cũng vừa lợi ích cho sự nhiếp tâm. Một buổi hành lễ, muốn cho thân tâm được an lạc thoải mái, thì ta phải khéo linh động, thay đổi động tác. Lạy nhiều thì mệt, ngồi lâu thì bị tê chân, đứng lâu thì mỏi, nên cần phải có đi. Ba động tác nầy cần phải thay đổi. Cho nên sau khi đại chúng ngồi niệm Phật, thì phải đứng lên đi kinh hành. Thời gian lạy, ngồi và đi, đều có phân chia thời gian thích hợp.

Điều ta nên nhớ, khi đi kinh hành, tai ta nghe tiếng nhạc niệm Phật, miệng ta niệm nhỏ theo. Điều quan trọng, ta nên chú ý là: “Nghe”, “tiếng”, và “bước đi” cả 3 đều phối hợp cho đều nhau. Tai ta nghe rõ ràng từng câu hiệu Phật. Tâm ta duyên theo tiếng và hòa nhập cùng với tiếng nhạc, tiếng đại chúng và tiếng của ta thành một. Nên nhớ là nương vào tiếng, chớ không phải dính kẹt vào tiếng. Như thế, thì tâm ta không phóng nghĩ ra ngoài âm thanh niệm Phật. Khi phóng nghĩ, ta liền nhận diện nó rõ ràng. Muốn nhận rõ, ta cần phải có chánh niệm. Chánh niệm là ngọn đuốc soi sáng qua mọi hành động và ý nghĩ của tâm ta. Ta chỉ cần nhận rõ vọng tưởng, tức thời vọng tưởng sẽ tan biến ngay. Vì bọn chúng không thật. Cho nên, lúc nào cũng phải có trí huệ soi sáng. Có thế, thì chắc chắn sự tu hành của chúng ta sẽ đạt được kết quả tốt đẹp cao. 
:TT Giác Đẳng: Bây giờ chúng tôi muốn mời tất cả qúi Phật tử làm một việc với tánh cách an tâm tịnh trí là chúng ta sẽ đi kinh hành nhưng trước khi đi kinh hành chúng tôi giải thích ba ý nghĩa của sự đi kinh hành trong kinh Phật.
Ý nghĩa đầu tiên. Tất cả chúng ta sống trong cuộc đời thường nghĩ rằng mình là trung tâm của vũ trụ và thế giới này phải xoay chung quanh mình, giống như mình là một định tinh là mặt trời tất cả những hành tinh phải đi chung quanh mình, điều đó khổ lắm, tại vì ai làm gì, ai nói việc gì, cũng phải nghĩ đến mình, phải đề cao mình, phải tâng bốc mình, phải làm cho mình được thoải mãn tự ái thì mới hạnh phúc, tại vì mình là trung tâm của vũ trụ. Thì người Ấn Độ có một văn hoá rất đặc biệt là khi mình kính trọng người nào thật sự kính trọng thì mình không còn là trung tâm vũ trụ nữa mà mình đặt để người đó là trung tâm vũ trụ, tức là thay vì mình nghĩ người đó phải đi chung quanh mình thì bây giờ mình đi chung quanh người đó, và không phải chỉ là người Ấn Độ mà Chư Thiên cũng vậy. Chư Thiên khi đến lạy Đức Phật thì cũng đi ba vòng chung quanh Đức Phật, ba vòng chung quanh Đức Phật là hình ảnh rất đẹp, sự quan trọng không phải là ở mình mà sự quan trọng ở Đức Phật. Qúi vị thấy rằng qúi vị là cha mẹ, qúi vị cũng muốn là trung tâm của vũ trụ, và khi qúi vị là con thì qúi vị cũng muốn là trung tâm của vũ trụ, là vợ cũng muốn là trung tâm của vũ trụ, chồng cũng muốn là trung tâm của vũ trụ. Bây giờ đối với Đức Phật thì có một lần nào đó trong cuộc đời của chúng ta, chúng ta tưởng nghĩ về Đức Phật là Ngài mới chính là quan trọng hơn chúng ta, do vậy chúng ta đi chung quanh Ngài.
Ý nghĩa thứ hai. Chúng ta đi nhiễu Phật là nhắc lại hình ảnh rất đẹp và rất khả kính của Tôn Giả Ananda, Tôn Giả Ananda là một thị giả trong 25 năm cuối đời của Đức Phật, không có một buổi tối nào mà Tôn Giả Ananda không làm một việc đó là một tay cầm đuốc và một tay cầm cây gậy đi chung quanh am thất của Đức Phật ba vòng, đi xem có cái gì cần phải làm mà chưa làm và đi xem cũng để nói lên sự quan tâm của mình đối với Đức Phật. Ở trong sớ giải có ghi một hình ảnh rất đẹp là năm Tôn Giả Ananda 80 tuổi và lúc đó Đức Từ Phụ của chúng ta vừa viên tịch ở tại Kusinagar sau khi hoả táng xong, sau khi xá lợi của Ngài đã được chia cho các quốc gia thì Tôn Giả Ananda một mình lên đường trở về thành xá vệ và khi Ngài về thành Xá Vệ thì Ngài đến đảnh lễ hương thất nơi Đức Phật đã từng cư ngụ rất nhiều năm trong cuộc đời của Ngài, mặc dầu bây giờ Đức Phật Ngài đã viên tịch nhưng Tôn Giả Ananda cũng làm một việc giống như ngày xưa khi Đức Phật còn tại tiền, Tôn Giả thay nước rửa sạch lu và đổ nước đầy lu, cái giếng Tôn Giả lấy nước ngày hôm nay vẫn còn, tôn giả quét dọn ở trong ở ngoài và buổi tối Tôn Giả đi ba vòng cốc của Đức Thế Tôn, sau đó Ngài đi nghỉ. Ngài ở đó hai ba ngày rồi Ngài mới lên đường đi về Vương Xá để dự pháp hội kết tập Tam Tạng. Ngày hôm nay chúng ta có dịp nào đó để đi chung quanh Đức Phật để chúng ta cảm nhận rằng Đức Phật đã cho chúng ta thật nhiều và cho dù chúng ta là người sanh sau đẻ muộn không cùng thời với Đức Phật nhưng cũng có nghĩa cử để cảm niệm Đức Phật.
Ý nghĩa thứ ba. Ý nghĩa này cũng thuộc về kinh hành nhưng lại liên quan đến sự thực tập thiền định, theo những vị thiền sư và tất cả những người tu tập thiền định không phải là chỉ tu tập ở trong thế tĩnh tức là ngồi mà còn tu tập ở trong thế động nữa tức là đi kinh hành. Do vậy chúng ta sẽ đi kinh hành theo chiều kim đồng hồ ở đây, bắt đầu từ điểm này chúng ta cùng đi và chúng ta đi hết vòng này, đi sau lưng Đức Phật và đi trở lại.Và ngày hôm nay khi chúng ta đi kinh hành để cảm niệm Đức Phật thì chúng ta chỉ niệm một câu niệm Phật, câu niệm Phật này là một câu ở trong chữ Hán cũng có và tương đương với câu Pali mà chúng tôi muốn qúi vị cùng đọc.
Thường thường trong chữ Hán có Namo Phật Đà Gia, Namo Đạt Nạ Gia, Namo Tăng Già Gia. Namo Phật Đà Gia là con xin đảnh lễ Phật, hôm nay chúng ta chỉ đọc một câu là Namo Buddhaya tức là Namo Phật Đà Gia.
Chữ Namo. Na tức là nước, Mo là đất, khi đất và nước hoà nguyện với nhau là điều kiện cho những chủng tử lành tăng trưởng. Nói theo kinh điển của Bắc Truyền là "Năng lễ sở lễ tánh không tận" tức là cảm ứng giữa năng lễ và sở lễ gặp nhau thì tạo rất nhiều cái đẹp. Năng lễ sở lễ là ý nghĩa của chữ namo.
Buddha là Đức Phật, Buddhaya là hướng về Đức Phật trong chỉ định cách. Do đó chúng ta niệm Namo Phật Đà Gia bằng tiếng Phạn là Namo.Giải thích chữ Namo. Ở trong cách dịch, tất cả những khuôn mặt lớn trong giới dịch thuật Trung Hoa kể cả Ngài Cưu Ma La Thập không phải là người Trung Hoa, Ngài An Thế Cao, Ngài Huyền Trang đều gặp phải một vấn đề giống nhau là có nhiều chữ không dịch được hết mà các Ngài chỉ âm thôi thí dụ như chữ Namo thì thường thường tạm dịch là đảnh lễ, là nhất tâm đảnh lễ, nhưng dịch như vậy không gói ghém được hết nghĩa do đó các Ngài thay vì chữ Namo các Ngài dịch là đảnh lễ thì các Ngài để là Namo.
Chữ Namo có hai phần, chữ "Na" chỉ cho nguyên ngữ "Nước," chữ "Mo" chỉ cho đất. Đất và nước mà hoà nguyện với nhau là nền tảng cho những chủng tử lành được sanh sôi nảy nở.
Hồi nãy chúng tôi có nói rằng ở trong kinh điển chữ Hán có câu mà nhiều vị Phật tử thường tụng là "Năng lễ sở lễ tánh không tận." Thì năng lễ là tấm lòng của mình sở lễ là Đức Phật, năng lễ sở lễ là tâm của mình và Đức Phật giống như đất với nước hoà với nhau, ở đó cây công đức được đâm chồi nảy lộc, thành ra chúng ta có chữ Namo và chữ đó các vị không dịch các vị để âm thôi, ở trong tiếng Phạn là Namo.
Thật ra trước khi Đạo Phật dùng chữ này thì người Ấn Độ họ có một chữ khác mà họ hay sài mà chúng ta thường không dùng đó là chữ Om giống như chữ Om Ma Ni Bát Ni Hum, và ở trong chữ Hán là Án Ma Ni Bát Di Hồng. Chữ Om có nghĩa là hợp nhất hay là nhất thể, hợp nhất có nghĩa là cũng nói "năng lễ và sở lễ " đó là tâm của mình và Thượng Đế là hợp nhất với nhau, chúng ta có chữ hiệp thông hay chữ hiệp nhất thì chữ đó là chữ Om, nhưng Đạo Phật không sài chữ Om mà Đạo Phật sài chữ Namo.

                                                                                        
Namo chỉ cho một sự kết hợp giữa năng lễ và sở lễ.


Nguồn: http://minhhanhdp.brinkster.net/DIEUPHAP/PHAT_HOC_VAN_DAP/CauHoi_192_DiKinhHanh_TTGiacDang.html.