photo 620514_406114756139245_506782756_o_zps298d023e.jpg A DI DA PHAT * HOA KHAI KIẾN PHẬT * A DI DA PHAT * HOA KHAI KIẾN PHẬT * A DI DA PHAT * HOA KHAI KIẾN PHẬT * A DI DA PHAT * HOA KHAI KIẾN PHẬT * A DI DA PHAT * HOA KHAI KIẾN PHẬT * A DI DA PHAT *

Thứ Hai, 28 tháng 1, 2013

Cái Chuông trong các Chùa Phật giáo.

Chuông, Trống, Khánh, Bản… là các loại pháp khí của Phật Giáo. Còn “chuông, trống Bát Nhã” là danh từ chung để chỉ cho đại hồng chung (chuông rất lớn) và trống lớn, thường được đặt hai bên trái phải của chánh điện, theo cách “tả chung, hữu cổ” nghĩa là bên trái đặt chuông, bên phải đặt trống. Nhiều chùa còn xây tháp an trí chuông và trống, nên nơi đặt chuông trống gọi là lầu chuông trống; lầu chuông (chung lâu); lầu trống (cổ lâu)… I. Nguồn gốc và ý nghĩa của chuông. Nhiều nguồn tài liệu khác nhau đều cho rằng quá trình đưa chuông vào tự viện và được sử dụng rộng rãi trong các chùa chiền Trung Hoa vào thời kỳ nào không được xác định. Tuy nhiên, theo như sử liệu ghi lại, thì chuông đã được sử dụng vào thời nhà Chu (557 trước TL- 89 TL) ở Trung Hoa. Phật giáo Trung Hoa đã đưa chuông và trống vào các tự viện năm nào và do ai đề xướng, hiện nay chúng tôi chưa tìm ra tài liệu. Tài liệu về lịch sử của chuông và trống Bát Nhã quả thật là hiếm. Tuy nhiên, chúng tôi dựa vào một ít tài liệu sau để tạm truy nguyên nguồn gốc: Cuốn Quảng Hoằng Minh Tập (số 2103) trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh ghi rằng vào thời Lục Triều (420 – 479) đã có nhiều lầu chuông. Năm Thiên Hoà thứ 5 (566) đời Bắc Châu, bài Nhị Giáo Chung Minh được khắc trên ba đại hồng chung lớn nhất thời bấy giờ. 2 cái trong 3 cái này được đúc vào năm 570 và 665 TL. Tục Cao Tăng Truyện có ghi năm thứ 5 đời Tuỳ Đại Nghiệp (609), ngài Trí Hưng nhận lo việc chuông tại chùa Thiền Định ở kinh đô Trường An. Trong khoảng thời gian này và trở về sau, Bắc Châu không ngừng đúc hồng chung để an trí trong các tự viện. Lại nữa, theo truyền thuyết cho rằng hồng chung là do Hoà Thượng Chí Công khởi xướng và vua Lương Võ Đế (thế kỷ thứ VI) thực hiện để cầu nguyện cho các thần thức bị đọa trong chốn địa ngục gọi là chốn U Minh. Trong bộ kinh Kim Cang Chí cũng có chép: “Vua Hiếu Cao Hoàng đế đời nhà Đường nhơn vì nghe lời sàm tấu của Tống Tề Khưu mà giết lầm kẻ tôi trung tên là Hòa Châu, nên khi chết vua bị đọa vào địa ngục. Một hôm có một người bị bạo tử (chết thình lình) thần hồn đi lạc vào địa ngục ấy, thấy một tội nhân đang bị gông cùm, bị kềm kẹp đánh đập rất là khổ sở, hỏi ra thì mới biết là vua Hiếu Cao nhà Đường. Vua gọi vị bạo tử ấy vào mà nói rằng: Nhờ ngươi trở lại dương thế nói giúp với hậu chúa rằng: Hãy vì ta mà đúc chuông cúng dường và làm các việc từ thiện. Khi trở lại dương thế, người bạo tử liền đến yết kiến hậu chúa để chuyển lời nhắn nhủ của vua Hiếu Cao. Nghe vậy, hậu chúa liền thân hành đến chùa Thanh Lương phát nguyện đúc một quả chuông để cúng dường và cầu siêu cho Hiếu Cao hoàng đế”. (Tích nầy trong truyện Bách Trượng Thanh Quy, trang 68 và 87). Kệ thỉnh chuông. Nguyện thử chung thinh siêu pháp giới, Thiết vi u ám tất giai văn. Văn trần thanh tịnh chứng viên thông, Nhứt thiết chúng sanh thành chánh giác. Nghĩa là: Nguyện tiếng chuông này khắp pháp giới, Thiết vi u ám cùng nghe được, Căn cảnh thanh tịnh chứng viên thông, Hết thảy chúng sanh thành chánh giác. ( Hòa Thượng Trí Quang.) Dịch thơ: 1. Nguyện tiếng chuông vang rền pháp giới, Chúng sanh ngục sắt thảy đều nghe. Tiếng đời sạch, chứng được viên thông, Tất cả muôn loài đều giác ngộ. (Thích Nhật Từ ). Nguồn:vikipia.

2 nhận xét:

  1. team vàng cho anh nhé, anh thống đang giới thiệu mọi người từ những vật nhỏ nhất , đến nghi lễ của chùa, cảm ơn anh thống nhìu

    Trả lờiXóa
  2. Hằng mến của anh Thống.
    Thiệt ra rất nhiều người thì hay đi chùa mà không để ý hay không có thời gian mà tìm hiểu,nếu mà những truyền thuyết hay sự tích của nó mà mình không biết hay không tìm hiểu nó thì ý nghĩa của tâm thành đi chùa vì thế mà cũng thiếu đi một chút ít lợi lạc,anh Thống thì có thời gian nên hay đọc và hỏi các vị sư sãi trong chùa nên muốn chia sẻ với mọi người vậy mà,hihi cảm ơn em dành thời gian vào tham khảo chuyện cái chuông chùa nhé,anh chúc em thiệt nhiều vui vẻ và thật nhiều an lành em nhé.

    Trả lờiXóa