ý nghĩa ngày Giỗ cha mẹ của người Việt Nam.
Giỗ là một buổi lễ, nghi thức theo phong tục tập quán của người Việt nhằm tưởng nhớ đến những người đã mất. Giỗ được tổ chức vào đúng ngày mất theo Âm lịch của người được thờ cúng. Ý nghĩa của giỗ là để nhắc nhở con cháu về những người đã đi trước; gắn kết tình cảm của các thành viên trong cùng một gia đình, dòng họ, đôi khi trong cùng nghề. Ý nghĩa Cúng giỗ là một buổi lễ kỷ niệm ngày người mất qua đời quan trọng của người Việt, được tính theo Âm lịch. Ngày này là ngày để thể hiện tấm lòng thủy chung, thương xót của người đang sống với người đã khuất, thể hiện đạo hiếu đối với Tổ tiên. Nhà giàu thì tổ chức làm giỗ linh đình, mời người thân trong dòng họ, bạn bè gần xa, anh em bằng hữu về dự giỗ. Nhà nghèo thì chỉ cần lưng cơm, đĩa muối, quả trứng, ba nén nhang, một đôi nến và vài món ăn giản dị cúng người mất cũng đã có lòng Thành kính đối với người đã mất. Lòng thủy chung, thương xót người đã khuất chỉ phụ thuộc vào việc con cháu phải nhớ ngày người mất để làm giỗ, không liên quan đến việc làm giỗ lớn hay nhỏ. Thân bằng, cố hữu của những người quá cố nếu thấy lưu luyến thì đến dự giỗ theo ngày đã định sẵn từ trước, không cần phải đợi đến thiệp mời như tiệc cưới, lễ mừng, không nên có chuyện hữu thỉnh hữu lai, vô thỉnh bất đáo(有请有来, 无请不到), nghĩa là mời thì đến, không thì thôi. Những việc chính của ngày giỗ Sau khi cúng giỗ, gia đình thường dọn thức ăn vừa cúng xong để cùng ăn, coi như hưởng lộc của tiền nhân. Bạn bè thân thuộc cũng được mời đến dùng bữa, tức là đi ăn giỗ. Một biến thể của việc cúng giỗ là tục thờ "hậu" do nhàchùa hay đình làng đảm nhiệm. Trong trường hợp này người quá cố đã cúng tiền hay ruộng vào chùa hay đình để được hưởng lễ vật vào những ngày kỵ nhật. Trước khi hạ xuống, chủ nhà phải vái 3 vái ngắn (gọi là Lễ Tạ). Phải làm như vậy để tạ ơn gia tiên đã về thừa hưởng những lễ mà con cháu đã dâng lên.[1] Dịp này là để con cháu trong dòng họ tề tựu lại để cùng ăn giỗ, thăm hỏi tình hình lẫn nhau. Ngày Cát kỵ thường chỉ mời khách nằm gọn trong gia đình, dòng tộc đến ăn giỗ (diện mời không rộng như Tiểu Tường và Đại Tường). Gia chủ khăn áo chỉnh tề, bước vào khấn Tổ tiên. Khách đến dự giỗ thì đặt đồ lễ lên bàn thờ, cùng gia chủ vái 4 lạy 3 vái. Sau khi gia chủ, khách khứa, bạn bè thân hữu khấn lễ xong xuôi thì đợi hết ba tuần hương thì gia chủ đứng trước bàn thờ để lễ tạ bằng ba vái ngắn rồi lấy đồ vàng mã đem đi đốt. Cuối cùng, gia chủ bày bàn để mời khách khứa ăn giỗ, để cùng ôn lại những kỷ niệm về người đã khuất đồng thời thăm hỏi về công việc lẫn nhau. Sau khi ăn giỗ xong, gia chủ hạ tất cả lễ vật trên bàn thờ, chia đều mỗi túi một hay nhiều thứ cho từng gia đình - thân khách gọi là lộc của Tổ tiên, bao gồm: hoa quả, bánh kẹo... Những ngày quan trọng trong cúng giỗ Trong thờ cúng tổ tiên, có 3 ngày giỗ: Giỗ Đầu, Giỗ Hết, Giỗ Thường. Giỗ Đầu Ý nghĩa Giỗ Đầu gọi là Tiểu Tường (chữ Hán: 小祥), là ngày giỗ đầu tiên sau ngày người mất đúng một năm, nằm trong thời kỳ tang, là một ngày giỗ vẫn còn bi ai, sầu thảm. Thời gian một năm vẫn chưa đủ để làm khuây khỏa những nỗi đau buồn, xót xa tủi hận trong lòng của những người thân. Trong ngày Giỗ Đầu, người ta thường tổ chức trang nghiêm không kém gì so với ngày để tang năm trước, con cháu vẫn mặc đồ tang phục. Lúc tế lễ và khấn Gia tiên, những người thân thiết của người quá cỗ cũng khóc giống như ngày đưa tang ở năm trước. Nhà có điều kiện thì có thể thuê cả đội kèn trống nữa. Giỗ Hết Ý nghĩa Giỗ Hết gọi là Đại Tường (chữ Hán: 大祥), là ngày giỗ sau ngày người mất hai năm, vẫn nằm trong thời kỳ tang. Thời gian hai năm cũng vẫn chưa đủ để hàn gắn những vết thương trong lòng những người còn sống. Trong lễ này, người ta vẫn tổ chức trang nghiêm. Lúc tế lễ người được giỗ và Gia tiên, con cháu vẫn mặc đồ tang phục và vẫn khóc giống như Giỗ Đầu và ngày đưa tang, vẫn bi ai sầu thảm chẳng kém gì Giỗ Đầu. Nhà có điều kiện thì có thể thuê cả đội kèn trống nữa. Giỗ Thường Ý nghĩa Giỗ Thường còn gọi là ngày Cát Kỵ (chữ Hán: 吉跽), là ngày giỗ sau ngày người mất từ ba năm trở đi. Cát kỵ nghĩa là Giỗ lành. Trong lễ giỗ này, con cháu chỉ mặc đồ thường phục, không khóc như ngày đưa ma nữa, không còn cảnh bi ai, sầu thảm, là dịp để con cháu người quá cố sum họp để tưởng nhớ người đã khuất và diện mời khách không còn rộng rãi như hai lễ Tiểu Tường và Đại Tường. Ngày giỗ thường được duy trì đến hết năm đời. Đến sau năm đời, vong linh người quá cố được siêu thoát, đầu thai hóa kiếp trở lại nên không cần thiết phải cúng giỗ nữa mà nạp chung vào kỳ xuân tế. Nhưng quan trọng hơn là con cháu còn nhớ đến tổ tiên và người đã khuất, thể hiện lòng thành kính. Cúng giỗ không nhất thiết phải quá đắt đỏ, linh đình hay quá cầu kỳ, nhà nghèo chỉ cần có đĩa muối, bát cơm úp, quả trứng luộc thì cũng đã giữ được đạo hiếu với tổ tiên. Ngày Tiên Thường và Chính Kỵ Trong việc cúng vào ngày Giỗ thì bao gồm gồm 2 lễ quan trọng: Lễ Tiên thường (lễ cúng vào ngày trước ngày người chết qua đời 1 ngày), Lễ Chính kỵ (chính ngày mất). Ngày Cáo Giỗ Ngày Cáo Giỗ còn được gọi là Tiên Thường là ngày giỗ trước ngày người quá cố qua đời. Trong ngày này, con cháu cúng cáo giỗ để mời người đã khuất hôm sau về hưởng giỗ, xin phépThổ công cho phép vong hồn người được giỗ và nội ngoại cùng về hưởng giỗ cùng con cháu. Ngày cúng cáo giỗ chỉ được áp dụng đối với giỗ trọng (tức những người hàng trên hoặc ngang hàng trưởng gia như kỵ, cụ, ông, bà, cha, mẹ, chồng, vợ, anh, chị, em...) mà không cần thiết phải áp dụng đối với giỗ mọn (tức những người hàng dưới trưởng gia như con, cháu, chắt, chít...) mà chỉ cúng ngày chính giỗ. Vào ngày này, trưởng gia mang lễ ra mộ mời vong hồn về, sửa sang lại mộ phần cho ngay ngắn. Ngày này, bàn thờ được dọn dẹp, lau chùi sạch sẽ từ sáng sớm để chuẩn bị cho việc cúng lễ Tiên Thường vào buổi chiều. Họ hàng nội ngoại thường gửi giỗ và sửa soạn để làm giỗ hôm sau. Lúc đầu sẽ cúng gia tiên và con cháu sẽ ăn uống với nhau. Phải cúng Công thần Thổ Địa trước, Gia Tiên sau. Bàn thờ lúc nào cũng hương khói nghi ngút cho đến hết lễ Chính Kỵ vào buổi sáng hôm sau. Khi cúng, Gia chủ cần phải cúng để mời người được hưởng giỗ trước, tiếp theo mới đến mời Gia tiên nội/ngoại từ bậc cao nhất đến thấp nhất và cáo thỉnh Gia thần cùng về đây để dự tiệc Giỗ. Ngày Chính Giỗ Ngày Chính Giỗ còn được gọi là Chính Kỵ là ngày mất của người được giỗ. Điều bắt buộc trong cỗ cúng là phải có bát cơm úp và một quả trứng luộc kèm gia vị (ngày nay không bắt buộc). Gia chủ có thể mời khách khứa trong làng xóm, trong họ đến dự. Khách khi đến đều mang theo trà, cam, rượu... đến lễ giỗ. Khi khách đến thì đón đồ lễ đưa lên bàn thờ. Sau đó chủ nhà mời khách uống trà, ăn trầu hay bánh kẹo... Cỗ bàn được sắp thành từng mâm đặt trên chiếc cũi tầm, mỗi mâm có bốn hoặc sáu người ngồi ăn. Thành phần mâm cỗ gồm vài món ăn tinh khiết, thơm ngon mà chủ nhà đã chuẩn bị cùng với nước uống, bát đũa... Những người cùng lứa tuổi, ngôi vị được ngồi vào một mâm. Đàn ông và đàn bà không nên ngồi chung. Cỗ hay được làm vào buổi trưa có khi còn được lai rai đến buổi chiều. Sau khi khách ra về hết chủ nhà lên bàn thờ thắp thêm một tuần hương, lễ tạ xin hóa vàng. Có gia đình thường mời cả hai lễ Tiên Thường và Chính Kỵ, đôi khi lễ tiên thường đông hơn vì vào buổi chiều, khi làm xong việc thì tới nhà hàng xóm ăn giỗ tiện hơn. Có những gia đình cả hai vợ chồng được mời đến dự cả hai lễ, một người đi ăn lễ Tiên Thường và một người đi ăn lễ Chính Kỵ. Dần dần, người ta đã giản lược đi, chỉ mời khách đến dự trong một lễ nhưng vẫn cúng vàng hương, rượu trong cả hai lễ. Theo phong tục, lễ tiên thường phải cũng buổi chiều, lễ chính kỵ phải cúng buổi sáng kể cả khi đến chiều hoặc tối hôm đó mới mất.[2] Gửi giỗ Người quá cố có rất nhiều con cháu, chỉ cúng giỗ tại nhà con trai trưởng, nếu con trai trưởng mất thì làm tại nhà cháu đích tôn. Con cháu sẽ tề tựu ở nhà con trai trưởng làm giỗ. Nếu người được giỗ là hàng cao thì con cái, cháu chắt đến nhà trưởng tộc. Lễ gửi giỗ trọng hay mọn, lớn hay nhỏ thì tùy thuộc theo hoàn cảnh và mối quan hệ với người chết của từng gia đình. Con cháu sẽ là những người đóng góp nhiều nhất. Để giảm bớt gánh nặng tri phí cho trưởng chi hay trưởng họ, con cháu hay gửi giỗ bằng tiền, đồ lễ vật có giá trị khác như: vài cân hoa quả, vàng hương hoặc có thể chỉ là thẻ hương. Cũng có thể gửi giỗ theo sở thích của người mất mà gửi. Những người sống ở xa không có khả năng về dự giỗ thì cúng vọng mời vong hồn về hưởng giỗ, gửi đồ lễ cho trưởng họ. Những đồ lễ được gửi đến được trưởng tộc đem lên bàn thờ cúng hết. Khi ăn giỗ xong, con cháu được chia lộc của ông bà tổ tiên. Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%E1%BB%97 - Gi.E1.BB.97_.C4.90.E1.BA.A7u
Giỗ là một buổi lễ, nghi thức theo phong tục tập quán của người Việt nhằm tưởng nhớ đến những người đã mất. Giỗ được tổ chức vào đúng ngày mất theo Âm lịch của người được thờ cúng. Ý nghĩa của giỗ là để nhắc nhở con cháu về những người đã đi trước; gắn kết tình cảm của các thành viên trong cùng một gia đình, dòng họ, đôi khi trong cùng nghề. Ý nghĩa Cúng giỗ là một buổi lễ kỷ niệm ngày người mất qua đời quan trọng của người Việt, được tính theo Âm lịch. Ngày này là ngày để thể hiện tấm lòng thủy chung, thương xót của người đang sống với người đã khuất, thể hiện đạo hiếu đối với Tổ tiên. Nhà giàu thì tổ chức làm giỗ linh đình, mời người thân trong dòng họ, bạn bè gần xa, anh em bằng hữu về dự giỗ. Nhà nghèo thì chỉ cần lưng cơm, đĩa muối, quả trứng, ba nén nhang, một đôi nến và vài món ăn giản dị cúng người mất cũng đã có lòng Thành kính đối với người đã mất. Lòng thủy chung, thương xót người đã khuất chỉ phụ thuộc vào việc con cháu phải nhớ ngày người mất để làm giỗ, không liên quan đến việc làm giỗ lớn hay nhỏ. Thân bằng, cố hữu của những người quá cố nếu thấy lưu luyến thì đến dự giỗ theo ngày đã định sẵn từ trước, không cần phải đợi đến thiệp mời như tiệc cưới, lễ mừng, không nên có chuyện hữu thỉnh hữu lai, vô thỉnh bất đáo(有请有来, 无请不到), nghĩa là mời thì đến, không thì thôi. Những việc chính của ngày giỗ Sau khi cúng giỗ, gia đình thường dọn thức ăn vừa cúng xong để cùng ăn, coi như hưởng lộc của tiền nhân. Bạn bè thân thuộc cũng được mời đến dùng bữa, tức là đi ăn giỗ. Một biến thể của việc cúng giỗ là tục thờ "hậu" do nhàchùa hay đình làng đảm nhiệm. Trong trường hợp này người quá cố đã cúng tiền hay ruộng vào chùa hay đình để được hưởng lễ vật vào những ngày kỵ nhật. Trước khi hạ xuống, chủ nhà phải vái 3 vái ngắn (gọi là Lễ Tạ). Phải làm như vậy để tạ ơn gia tiên đã về thừa hưởng những lễ mà con cháu đã dâng lên.[1] Dịp này là để con cháu trong dòng họ tề tựu lại để cùng ăn giỗ, thăm hỏi tình hình lẫn nhau. Ngày Cát kỵ thường chỉ mời khách nằm gọn trong gia đình, dòng tộc đến ăn giỗ (diện mời không rộng như Tiểu Tường và Đại Tường). Gia chủ khăn áo chỉnh tề, bước vào khấn Tổ tiên. Khách đến dự giỗ thì đặt đồ lễ lên bàn thờ, cùng gia chủ vái 4 lạy 3 vái. Sau khi gia chủ, khách khứa, bạn bè thân hữu khấn lễ xong xuôi thì đợi hết ba tuần hương thì gia chủ đứng trước bàn thờ để lễ tạ bằng ba vái ngắn rồi lấy đồ vàng mã đem đi đốt. Cuối cùng, gia chủ bày bàn để mời khách khứa ăn giỗ, để cùng ôn lại những kỷ niệm về người đã khuất đồng thời thăm hỏi về công việc lẫn nhau. Sau khi ăn giỗ xong, gia chủ hạ tất cả lễ vật trên bàn thờ, chia đều mỗi túi một hay nhiều thứ cho từng gia đình - thân khách gọi là lộc của Tổ tiên, bao gồm: hoa quả, bánh kẹo... Những ngày quan trọng trong cúng giỗ Trong thờ cúng tổ tiên, có 3 ngày giỗ: Giỗ Đầu, Giỗ Hết, Giỗ Thường. Giỗ Đầu Ý nghĩa Giỗ Đầu gọi là Tiểu Tường (chữ Hán: 小祥), là ngày giỗ đầu tiên sau ngày người mất đúng một năm, nằm trong thời kỳ tang, là một ngày giỗ vẫn còn bi ai, sầu thảm. Thời gian một năm vẫn chưa đủ để làm khuây khỏa những nỗi đau buồn, xót xa tủi hận trong lòng của những người thân. Trong ngày Giỗ Đầu, người ta thường tổ chức trang nghiêm không kém gì so với ngày để tang năm trước, con cháu vẫn mặc đồ tang phục. Lúc tế lễ và khấn Gia tiên, những người thân thiết của người quá cỗ cũng khóc giống như ngày đưa tang ở năm trước. Nhà có điều kiện thì có thể thuê cả đội kèn trống nữa. Giỗ Hết Ý nghĩa Giỗ Hết gọi là Đại Tường (chữ Hán: 大祥), là ngày giỗ sau ngày người mất hai năm, vẫn nằm trong thời kỳ tang. Thời gian hai năm cũng vẫn chưa đủ để hàn gắn những vết thương trong lòng những người còn sống. Trong lễ này, người ta vẫn tổ chức trang nghiêm. Lúc tế lễ người được giỗ và Gia tiên, con cháu vẫn mặc đồ tang phục và vẫn khóc giống như Giỗ Đầu và ngày đưa tang, vẫn bi ai sầu thảm chẳng kém gì Giỗ Đầu. Nhà có điều kiện thì có thể thuê cả đội kèn trống nữa. Giỗ Thường Ý nghĩa Giỗ Thường còn gọi là ngày Cát Kỵ (chữ Hán: 吉跽), là ngày giỗ sau ngày người mất từ ba năm trở đi. Cát kỵ nghĩa là Giỗ lành. Trong lễ giỗ này, con cháu chỉ mặc đồ thường phục, không khóc như ngày đưa ma nữa, không còn cảnh bi ai, sầu thảm, là dịp để con cháu người quá cố sum họp để tưởng nhớ người đã khuất và diện mời khách không còn rộng rãi như hai lễ Tiểu Tường và Đại Tường. Ngày giỗ thường được duy trì đến hết năm đời. Đến sau năm đời, vong linh người quá cố được siêu thoát, đầu thai hóa kiếp trở lại nên không cần thiết phải cúng giỗ nữa mà nạp chung vào kỳ xuân tế. Nhưng quan trọng hơn là con cháu còn nhớ đến tổ tiên và người đã khuất, thể hiện lòng thành kính. Cúng giỗ không nhất thiết phải quá đắt đỏ, linh đình hay quá cầu kỳ, nhà nghèo chỉ cần có đĩa muối, bát cơm úp, quả trứng luộc thì cũng đã giữ được đạo hiếu với tổ tiên. Ngày Tiên Thường và Chính Kỵ Trong việc cúng vào ngày Giỗ thì bao gồm gồm 2 lễ quan trọng: Lễ Tiên thường (lễ cúng vào ngày trước ngày người chết qua đời 1 ngày), Lễ Chính kỵ (chính ngày mất). Ngày Cáo Giỗ Ngày Cáo Giỗ còn được gọi là Tiên Thường là ngày giỗ trước ngày người quá cố qua đời. Trong ngày này, con cháu cúng cáo giỗ để mời người đã khuất hôm sau về hưởng giỗ, xin phépThổ công cho phép vong hồn người được giỗ và nội ngoại cùng về hưởng giỗ cùng con cháu. Ngày cúng cáo giỗ chỉ được áp dụng đối với giỗ trọng (tức những người hàng trên hoặc ngang hàng trưởng gia như kỵ, cụ, ông, bà, cha, mẹ, chồng, vợ, anh, chị, em...) mà không cần thiết phải áp dụng đối với giỗ mọn (tức những người hàng dưới trưởng gia như con, cháu, chắt, chít...) mà chỉ cúng ngày chính giỗ. Vào ngày này, trưởng gia mang lễ ra mộ mời vong hồn về, sửa sang lại mộ phần cho ngay ngắn. Ngày này, bàn thờ được dọn dẹp, lau chùi sạch sẽ từ sáng sớm để chuẩn bị cho việc cúng lễ Tiên Thường vào buổi chiều. Họ hàng nội ngoại thường gửi giỗ và sửa soạn để làm giỗ hôm sau. Lúc đầu sẽ cúng gia tiên và con cháu sẽ ăn uống với nhau. Phải cúng Công thần Thổ Địa trước, Gia Tiên sau. Bàn thờ lúc nào cũng hương khói nghi ngút cho đến hết lễ Chính Kỵ vào buổi sáng hôm sau. Khi cúng, Gia chủ cần phải cúng để mời người được hưởng giỗ trước, tiếp theo mới đến mời Gia tiên nội/ngoại từ bậc cao nhất đến thấp nhất và cáo thỉnh Gia thần cùng về đây để dự tiệc Giỗ. Ngày Chính Giỗ Ngày Chính Giỗ còn được gọi là Chính Kỵ là ngày mất của người được giỗ. Điều bắt buộc trong cỗ cúng là phải có bát cơm úp và một quả trứng luộc kèm gia vị (ngày nay không bắt buộc). Gia chủ có thể mời khách khứa trong làng xóm, trong họ đến dự. Khách khi đến đều mang theo trà, cam, rượu... đến lễ giỗ. Khi khách đến thì đón đồ lễ đưa lên bàn thờ. Sau đó chủ nhà mời khách uống trà, ăn trầu hay bánh kẹo... Cỗ bàn được sắp thành từng mâm đặt trên chiếc cũi tầm, mỗi mâm có bốn hoặc sáu người ngồi ăn. Thành phần mâm cỗ gồm vài món ăn tinh khiết, thơm ngon mà chủ nhà đã chuẩn bị cùng với nước uống, bát đũa... Những người cùng lứa tuổi, ngôi vị được ngồi vào một mâm. Đàn ông và đàn bà không nên ngồi chung. Cỗ hay được làm vào buổi trưa có khi còn được lai rai đến buổi chiều. Sau khi khách ra về hết chủ nhà lên bàn thờ thắp thêm một tuần hương, lễ tạ xin hóa vàng. Có gia đình thường mời cả hai lễ Tiên Thường và Chính Kỵ, đôi khi lễ tiên thường đông hơn vì vào buổi chiều, khi làm xong việc thì tới nhà hàng xóm ăn giỗ tiện hơn. Có những gia đình cả hai vợ chồng được mời đến dự cả hai lễ, một người đi ăn lễ Tiên Thường và một người đi ăn lễ Chính Kỵ. Dần dần, người ta đã giản lược đi, chỉ mời khách đến dự trong một lễ nhưng vẫn cúng vàng hương, rượu trong cả hai lễ. Theo phong tục, lễ tiên thường phải cũng buổi chiều, lễ chính kỵ phải cúng buổi sáng kể cả khi đến chiều hoặc tối hôm đó mới mất.[2] Gửi giỗ Người quá cố có rất nhiều con cháu, chỉ cúng giỗ tại nhà con trai trưởng, nếu con trai trưởng mất thì làm tại nhà cháu đích tôn. Con cháu sẽ tề tựu ở nhà con trai trưởng làm giỗ. Nếu người được giỗ là hàng cao thì con cái, cháu chắt đến nhà trưởng tộc. Lễ gửi giỗ trọng hay mọn, lớn hay nhỏ thì tùy thuộc theo hoàn cảnh và mối quan hệ với người chết của từng gia đình. Con cháu sẽ là những người đóng góp nhiều nhất. Để giảm bớt gánh nặng tri phí cho trưởng chi hay trưởng họ, con cháu hay gửi giỗ bằng tiền, đồ lễ vật có giá trị khác như: vài cân hoa quả, vàng hương hoặc có thể chỉ là thẻ hương. Cũng có thể gửi giỗ theo sở thích của người mất mà gửi. Những người sống ở xa không có khả năng về dự giỗ thì cúng vọng mời vong hồn về hưởng giỗ, gửi đồ lễ cho trưởng họ. Những đồ lễ được gửi đến được trưởng tộc đem lên bàn thờ cúng hết. Khi ăn giỗ xong, con cháu được chia lộc của ông bà tổ tiên. Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%E1%BB%97 - Gi.E1.BB.97_.C4.90.E1.BA.A7u
qua thăm anh thống team bài cho anh luôn nhé.chúc anh tuần mới nhiều niềm vui .hihi
Trả lờiXóa