photo 620514_406114756139245_506782756_o_zps298d023e.jpg A DI DA PHAT * HOA KHAI KIẾN PHẬT * A DI DA PHAT * HOA KHAI KIẾN PHẬT * A DI DA PHAT * HOA KHAI KIẾN PHẬT * A DI DA PHAT * HOA KHAI KIẾN PHẬT * A DI DA PHAT * HOA KHAI KIẾN PHẬT * A DI DA PHAT *

Thứ Ba, 26 tháng 4, 2016


Chia sẻ Phật Pháp
Nguồn:http://chuahunglong.com/y-nghia-sau-xa-cua-bon-chu-a-di-da-phat/.






Người học Phật cần nên ăn chay....................
Đức Phật dạy phải luôn quán vô thường: “ Thân này vô thường, cảnh vật vô thường”. Biết được thân vô thường phải ráng lo tinh tấn tu hành, chớ bỏ ngày tháng trôi qua. Nhờ thấy cảnh vật vô thường, không nên có sự tham luyến, cũng không nên khởi những vọng niệm phiền não. Tất cả đều nhớ quán vô thường, từ chỗ thân vô thường thì cố gắng tinh tấn tu hành, đối với cảnh thì không có tham luyến và trái ý, nhờ vậy tham sân cũng không khởi. Biết được mấy điều đó, si mê cũng lần lần ít đi, thiện căn công đức mỗi ngày mỗi tăng, đó là mình mỗi ngày mỗi bước tiến trên con đường giác ngộ giải thoát. Gần đây gặp ai, tôi thường khuyên đầu tiên nên tránh việc ăn thịt chúng sanh, hễ còn ăn thịt chúng sanh thì không thể giải thoát được. Mấy vị nghĩ lại xem, đối trước Tam Bảo mình nói: “ Hằng ngày tôi ăn thịt chúng sanh, xin cho tôi được giải thoát”, không bao giờ có điều đó được! Do đó, phải tránh việc ăn thịt chúng sanh. Mình không ăn thịt chúng sanh thì tình thương mỗi ngày mỗi rộng ra. Cũng như thế người lâu ngày không ăn thịt mà ăn chay thì thấy con gà, con vịt, con chim… vật gì cũng vậy, nếu không thương cũng không có tâm làm hại. Nếu thấy nó bị đau đớn hay tai nạn gì, liền khởi nghĩ phải nuôi dưỡng cho được mạnh khỏe, rồi thả nó đi. Còn người ăn mặn không ăn chay, thấy những con vật như vậy thì muốn cắt cổ, nhổ lông để làm thịt ăn. Q uý vị nghĩ coi, ngay tâm niệm đó như thế nào ? Tâm niệm sau rõ ràng sanh tử luân hồi, còn tâm niệm trước tuy chưa phải thành Hiền thành Thánh, nhưng đã làm cái nền để bước lên con đường Hiền Thánh. Từ tâm niệm có tình thương rồi lần lần thêm rộng lớn, thành tâm từ bi của các bậc Hiền Thánh, thiện căn công đức cũng được sanh ra từ đó. Cho nên Phật nói, đức Phật thành Phật cũng do nơi tâm từ bi, lần lần trưởng thành nên Đại từ Đại bi. Đó là cái gốc. Điều đó rõ ràng như vậy, thế nên, cố gắng phải tránh việc ăn thịt chúng sanh. Người đã ăn chay rồi thì thấy thường, còn người chưa ăn chay được thì thấy khó, không phải dễ. Bây giờ, có phong trào lan rộng ra trong giới xuất gia, nói chung là bớt việc ăn chay thêm việc ăn mặn. Điều đó từ đâu mà ra ? Bởi vì hiện tại đang đi vào thời kỳ mạt pháp, từ nơi tâm người sanh ra những tâm niệm như vậy, rồi tạo thành nghiệp. Mình thấy rõ ràng, đó là mầm móng của “đao binh tai” mà đức Phật nói trong kinh Diệt Tận. Chỉ là mầm móng chứ chưa đến. Biết được vậy, hiện tại tự mình hễ tránh được thì cố tránh, vươn lên để tâm từ bi lần lần tăng trưởng, thiện căn công đức theo đó mà phát triển. Như thế, tự mình hướng đến con đường đạo, lần lần ra khỏi sanh tử luân hồi, thành bậc Hiền Thánh giải thoát tự tại. Tôi có vài lời nhắc nhở như vậy, để tự mình tỉnh giác và dìu dắt những người khác. Mấy huynh đệ có bổn phận lãnh đạo cũng nên nhắc nhở dìu dắt những người dưới mình. Kế đó, trong pháp môn của Phật, thích pháp nào thì thực hành pháp ấy. Thích niệm Phật thì niệm Phật, thích tụng kinh thì tụng kinh, thích tham thiền thì tham thiền. Nhưng nhớ phải lấy việc “ tránh ăn thịt chúng sanh” làm chánh. Tôi thấy mấy năm nay, phong trào ở trong nước cũng như ở nước ngoài, từ xưa ăn chay mạnh lần lần yếu đi, rồi lần lần lan rộng vào giới xuất gia lại ăn thịt nữa. Vì thành phong trào chung, ai cũng vậy thấy không có tội. Mong quý huynh đệ ai nấy đều tinh tấn tu hành, đạo tâm kiên cố, vững vàng tiến bước trong chánh pháp của Phật. Ngày Khánh Tuế 17/07 năm Ất Dậu (21/08/2005) Hòa Thượng Thích Trí Tịnh .

Thứ Sáu, 15 tháng 4, 2016


Chia sẻ Phật Pháp
Nguồn:http://chuahunglong.com/y-nghia-sau-xa-cua-bon-chu-a-di-da-phat/.


Tháng 03
06

Ý Nghĩa Sâu Xa Của Bốn Chữ A DI ĐÀ PHẬT

Đăng ngày 06 - 03 - 2016 lúc 18 : 13 : 56

Ý nghĩa sâu xa của bốn chữ A DI ĐÀ PHẬT

     A Di Đà Phật, danh hiệu này là vạn đức hồng danh, tại sao vậy? Danh hiệu này là danh hiệu của tự tánh, là danh hiệu của tánh đức. Đây là tiếng phạn, nếu như theo ý nghĩa của mặt chữ mà dịch thì A dịch thành Vô, Di Đà dịch thành Lượng, Phật dịch thành Giác hoặc dịch thành Trí. Dịch hoàn toàn qua ý nghĩa tiếng Trung Quốc là Vô Lượng Trí, Vô Lượng Giác.
     Quí vị thử nghĩ về danh hiệu này, Vô Lượng Trí là bản thể của tự tánh, Vô Lượng Giác là đức dụng của tự tánh, bao gồm hết rồi! Đại đức xưa gọi đây là vạn đức hồng danh, danh hiệu của thể đại dụng chân như tự tánh toàn.“Dĩ danh chiêu đức, khánh vô bất tận”. Danh và thực nhất định tương ưng. Chúng ta niệm cái danh hiệu này là chiêu đức của ai vậy? Chiêu tự tánh của chính mình, chiêu tánh đức của chính mình. Hay nói cách khác, dùng một câu danh hiệu này đánh thức tự tánh của chúng ta, tìm trở lại tánh đức của chúng ta. Thể dụng của tự tánh chúng ta hoàn toàn không bị mất, mà chỉ bị làm sao vậy? Chỉ mê mất mà thôi. Dùng một câu Phật hiệu này để phá vỡ cái cửa mê này, đánh thức trở lại thể dụng của tự tánh chúng ta.
     Nếu như bạn hiểu rõ đạo lý này, thì bạn sẽ quyết chí một lòng chấp trì danh hiệu, bạn mới hiểu được danh hiệu này, pháp môn này, không thể tìm ra thêm một pháp môn nào khác có thể thù thắng hơn nó được. Hơn nữa, nó rất dễ dàng, rất đơn giản. Tất cả mọi thứ của khắp pháp giới hư không giới toàn bộ bao gồm trong đó, khánh vô bất tận.
        Nhớ kỹ, A Di Đà Phật là vô lượng trí, vô lượng giác, niệm niệm giác chứ không mê, niệm niệm chánh chứ không tà, niệm niệm tịnh chứ không nhiễm, đây chính là tự tánh A Di Đà, tự tánh tam bảo. Tam bảo là một thể, một mà ba, ba mà một. Những quán tưởng, tham cứu, trì chú, nghiên cứu giáo lý khác thảy đều không cần, không nên xen tạp những thứ này, chính là một câu Di Đà niệm đến cùng, chí giản dị. Chí là đến chỗ tột cùng, đơn giản đến tột cùng, dễ dàng đến tột cùng. Đơn giản dễ dàng, hơn nữa nó còn trực tiếp, không vòng vo. Trực tiếp đến đâu vậy? Trực tiếp đến minh tâm kiến tánh, trực tiếp đến vô thượng chánh đẳng chánh giác, trực tiếp đến Phật quả cứu cánh viên mãn.
     Có người hỏi, không phải người hiện nay, mà người xưa đã có người hỏi, đến thế giới Tây Phương Cực-lạc còn tu pháp môn gì nữa? Đậu cơ thuyết giáo, tức là bạn muốn tu pháp môn nào, bạn liền có thể thành tựu được pháp môn ấy. Ưa thích, vậy là quá hay. Thành thật mà nói với bạn, đến thế giới Tây Phương Cực-lạc rồi bạn sẽ thay đổi ý định. Đổi ý định gì vậy? Một câu A Di Đà Phật này niệm đến cùng, không tu thêm pháp môn khác nữa. Tại sao vậy? Một câu A Di Đà Phật này đã bao gồm tất cả pháp môn ở trong đó rồi. Cũng tức là nói, vạn pháp quy về một. Một chính là tự tánh.
     A Di Đà Phật chính là tánh thể, tánh đức, tánh tướng, tánh dụng, chỉ cần bạn khế nhập cảnh giới. Đây là kinh luận các tổ sư đại đức nói rất hay. Nếu như bạn niệm Phật, niệm đến lý nhất tâm bất loạn, thì tất cả pháp thế xuất thế gian tự nhiên thông đạt cả, bạn cần phải học nữa hay không? Bất kể pháp môn nào, có người thỉnh giáo bạn, bạn đều đối đáp trôi chảy, không cần phải suy nghĩ. Cái này kỳ lạ, cái này không thể nghĩ bàn.
     Trên thực tế không có gì kỳ lạ cả, nguyên nhân gì vậy? Pháp thế xuất thế gian đều do tự tánh biến hiện ra. Đã là tự tánh biến hiện ra, chỉ cần bạn kiến tánh được rồi thì đâu có lý nào mà không biết. Bạn đối với tất cả các pháp không hiểu, không biết, nguyên nhân căn bản là gì vậy? Là bạn đã mê mất tự tánh. Một câu A Di Đà Phật này khi niệm đến lý nhất tâm bất loạn, triệt kiến tự tánh, viên kiến tự tánh, thì vấn đề chẳng phải đã giải quyết rồi sao, bạn còn đi tìm phiền phức khác sao?
     Thế gian này có một số người không biết, nên thiền tịnh song tu, mật tịnh song tu, còn có gì nữa vậy? Thiền mật tịnh tam tu. Thông thường người thế gian chúng ta nghe xong, mới nghe đến, cái này tuyệt quá, cao siêu! Kỳ thực, người trong nghề biết họ đang lòng vòng. Mặc dù có thể thành tựu, nhưng thành tựu của họ không đủ sâu, tại sao vậy? Tinh thần, sức lực của họ bị phân tán rồi. Họ phân thành hai mặt, phân thành ba mặt, họ không chuyên!
     Nếu bạn muốn nhanh, hãy chuyên công phu một môn, một mục tiêu, một phương hướng, sẽ nhanh! Không có gì nhanh hơn cái này. Cùng lúc đi hai đường, cùng lúc đi ba đường thì khó lắm, không dễ đâu, lại chậm chạp nữa! Pháp môn này đơn giản thẳng tắt thành đạo vô thượng. Chúng ta phải nhận thức rõ ràng, chỉ có thật sự hiểu rõ thì niềm tin mới kiên cố, nguyện mới không nghi, dứt khoát không đổi. Pháp môn không thể nghĩ bàn.
       …
          Trong tâm không có Phật, cửa miệng có Phật thì không linh, không có cảm ứng. Trong tâm thật sự có Phật, cửa miệng không có Phật, có cảm ứng. Thế thì tại sao niệm Phật vẫn phải niệm thành tiếng vậy? Trong tâm có Phật là tự lợi, niệm ra thành tiếng là lợi tha.
     Niệm Phật hiệu ra thành tiếng không phải niệm cho mình, mà niệm cho người khác nghe, niệm cho tất cả chúng sanh nghe. Ta hướng dẫn tất cả chúng sanh niệm Phật, nên niệm ra thành tiếng công đức rất lớn, tự lợi lợi tha. Không niệm ra thành tiếng, đối với người có công phu thiền định Bát-nhã tương đối sâu, họ có thể được lợi ích. Tại sao vậy? Họ thấy tướng được lợi ích. Người có trí tuệ Bát-nhã định lực rất sâu. Ở trong tâm có Phật, tướng của bạn sẽ khác. Cái gọi là: “một niệm tương ưng một niệm Phật, niệm niệm tương ưng niệm niệm Phật”.
     Trong tâm bạn nhớ đến Phật, thì Phật ở trong tâm bạn. Phật ở trong tâm bạn thì Phật sẽ gia trì cho bạn, tự nhiên gia trì. Thân của bạn phóng ra hào quang kim sắc, tướng mạo của bạn đoan trang hiền từ, họ có thể nhìn thấy, có thể nhìn thấy thân bạn tỏa sáng, hào quang kim sắc, nên được lợi ích. Nhưng phàm phu không được lợi ích, phàm phu nhìn không thấy, không có năng lực này. Nhưng niệm Phật thì được, phàm phu nhĩ căn là lợi nhất: “Ta bà chân giáo thể, thanh tịnh tại âm văn”.
     Bạn niệm ra thành tiếng thì có rất nhiều chúng sanh được lợi ích, ngoại trừ người nghiệp chướng quá sâu thì vô phương, họ không tin, họ không thể tiếp nhận. Tuy là không tin, không thể tiếp nhận, nhưng họ nghe thấy rồi. Nghe thấy gì vậy? Gieo chủng tử vào trong A-lại-da thức. Nên niệm thành tiếng thì: “Ba căn trải khắp, lợi độn đều nhận”. Đây là chỗ hay của niệm Phật.
Trích Trung Phong Tam Thời Hệ Niệm Toàn Tập
Người giảng: Lão pháp sư Tịnh Không
Cẩn dịch: Vọng Tây cư sĩ, Viên Đạt cư Sĩ
Viên Hiên sưu tầm

Thứ Năm, 14 tháng 4, 2016



HOA.

GELBE STRÄUCHER-FORSTHIE-GOLDGLÖKCHEN-GOLDRAUSCH.GOLDFLIEDE.
Trong Face thường về mùa xuân mình hay chụp hình loài hoa màu vàng nở rực rỡ khắp nơi ở Germany nói riêng hay châu âu nói chung.Mình giới thiệu sơ qua cho mọi người biết nhé.
Đó là hoa nhiều tên :GELBE STRÄUCHER-Tiếng la tinh là:FORSTHIE hay còn được gọi là GOLDGLÖKCHEN hay GOLDRAUSCH.v:v...
Là loại cây hoa thường ra là và hoa khoảng gần hết tháng ba và nở hoa khoảng giữa tháng tư là rộ nhất.
Nó mọc thẳng đứng và cao tới 3-4 mét. Những bông hoa xuất hiện trước khi những chiếc lá xuất hiện vào mùa xuân, tùy thuộc vào giống từ tháng ba-tháng năm Những nụ hoa chỉ được hình thành tại các chi nhánh năm ngoái. Các lá hình bầu dục thuôn dài,sau đó sau khi ra hoa. Trong mùa thu lá đổi màu vàng-xanh; hiếm khi có cũng là một loại rượu có màu đỏ vào mùa thu.
Các giống lai nhân tạo của F. suspensa × F. viridissima thường được trồng ở Trung Âu. Nó được trồng ở đây chỉ kể từ 1833
Thường thì nhiều Lynwood là rừng trồng; giống mới có cây thường nhỏ như là một mục tiêu.
Trong điều kiện môi trường, forsythia được đánh giá là quan trọng, bởi vì hầu hết các giống đều xa lánh bởi côn trùng. Tất cả các bộ phận của cây thấp độc hại.

Harburg-Hamburg.
Germany 13-04-2016
















































































































Chúc mọi người tìm hiểu xem hoa thoải mái vui vẻ .